Hướng dẫn cách đấu contactor - Contactor là gì?

Cách đấu contactor là gì? Được vận hành ra sao? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Đem lại hiệu quả và lợi ích gì cho ngành kỹ thuật điện công nghiệp? Để hiểu rõ hơn về cách đấu contactor thì bài viết dưới đây, Đông Nguyễn Electric sẽ giúp quý khách giải đáp mọi thắc mắc.

Contactor là gì? (Công tắc tơ)

Contactor là một loại khí cụ điện hạ áp có nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. Contactor có chức năng tương tự như một relay, dùng để đổi mạch điện nhưng ứng với mức dòng điện cao hơn.

Thông thường, contactor được điều khiển bởi mạch điện có điện áp thấp hơn so với mạch điện mà nó đóng vai trò chuyển đổi, đóng/ngắt.

Hiện nay có 3 loại contactor chính, tương ứng với 3 cơ cấu đóng/ngắt khác nhau đó là cơ cấu điện từ, cơ cấu khí động và cơ cấu thủy lực. Tùy vào mục đích sử dụng và quy mô của toàn hệ thống điện mà người ta sẽ lựa chọn loại contactor ứng dụng cơ cấu đóng ngắt phù hợp.

cong-tac-to-dem-lai-nhieu-loi-ich

Công tắc tơ đem lại nhiều lợi ích

Ứng dụng của contactor

Ứng dụng được biết đến nhiều nhất của công tắc tơ là cách đấu contactor với động cơ 1 pha, 3 pha nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn điện, tránh gặp những hiện tượng hồ quang điện khi khởi động các motor có công suất lớn.

Công tắc tơ còn được dùng để kết hợp với relay nhiệt bảo vệ động cơ, khi có dòng điện cao tác động lên sẽ tự động ngắt nguồn cấp cho công tắc tơ. Cách đấu contactor này thường được sử dụng nhiều trong công nghiệp.

Contactor điều khiển tụ bù: Contactor trong hệ thống này được sử dụng bằng bộ điều khiển tụ bù, đảm bảo đóng/cắt các cấp tụ phù hợp với tải khi cách đấu contactor đúng quy trình.

Contactor thường được sử dụng để đóng/ngắt trong các công trình lắp đặt chiếu sáng lớn của thành phố theo giờ như: tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại, khu phố du lịch,...

Contactor khởi động “sao – tam giác” có nhiệm vụ làm giảm dòng khởi động và điều khiển tụ bù, điều khiển đèn chiếu sáng.

Nguyên lý hoạt động của contactor

Khi cấp nguồn điện cho mạch điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của công tắc tơ vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó, lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín, công tắc tơ bắt đầu trạng thái hoạt động.

Khi contactor hoạt động thì hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại và chuyển đổi sang tiếp điểm phụ, trạng thái này sẽ được duy trì. Đến khi nguồn điện ngưng cung cấp cho cuộn dây thì contactor trở lại trạng thái nghỉ, các tiếp điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

Cấu tạo contactor

  • Nam châm điện được dùng để tạo ra từ trường.

Trong cách đấu contactor (hay còn gọi là cách đấu khởi động từ), cuộn dây quấn dùng để tạo ra lực hút với nam châm. Nam châm điện còn được cấu tạo bởi 2 bộ phận khác đó là lõi sắt và lò xo phản lực.

  • Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm: Phần cố định và phần nắp di động. Lõi thép nam châm có nhiều dạng như EE, EI, CI, tương ứng với từng mục đích sử dụng.
  • Lò xo phản lực: Khi ngưng cung cấp điện vào cuộn dây thì lò xo phản lực sẽ đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu.
  • Hệ thống dập hồ quang

Khi công tắc tơ vận hành và chuyển mạch sẽ xuất hiện hồ quang. Hệ thống dập hồ quang được thiết kế nhằm bảo vệ cho các tiếp điểm không chịu sự tác động của nhiệt độ cao, gây cháy và hao mòn. Vì vậy, hệ thống dập hồ quang có rất nhiều vách ngăn làm bằng kim loại đặt hai bên tiếp điểm tiếp xúc với nhau, nhất là các tiếp điểm chính của công tắc tơ.

  • Hệ thống tiếp điểm

Hệ thống tiếp điểm gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ.

  • Tiếp điểm chính: Có thể cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn Ampe).
  • Tiếp điểm phụ: Chỉ có thể cho dòng điện nhỏ hơn 5A đi qua.

Tùy thuộc vào nhà sản xuất mà cách đấu contactor của các tiếp điểm phụ có thể liên kết cố định hoặc tạo thành những khối đơn riêng lẻ, khi cần sử dụng chỉ cần ghép thêm vào contactor.

Các tiếp điểm của contactor

Các tiếp điểm chính của contactor

Thông thường, tiếp điểm chính sẽ luôn được để ở trạng thái thường mở và chỉ khi nguồn điện được cấp cho công tắc tơ thì tiếp điểm chính này sẽ đóng lại.

Tiếp điểm chính hay còn gọi là tiếp điểm động lực của contactor. Đây là tiếp điểm được dùng nhiều để điều khiển các động cơ hoặc các thiết bị hoạt động có công suất lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn Ampe).

Các tiếp điểm phụ của contactor

Tiếp điểm phụ của contactor là một dạng tiếp điểm được dùng để bổ trợ cho các thiết bị khác khi cần thiết. Đối với loại tiếp điểm phụ, cũng sẽ có 2 trạng thái là thường đóng và thường mở. Các tiếp điểm phụ được tích hợp ngoài việc hỗ trợ đóng/ngắt còn dùng để hỗ trợ trong công tác cách đấu contactor.

Với những công tắc tơ có nguồn điện nhỏ hơn 25A thì các tiếp điểm phụ sẽ được thiết kế cố định trên công tắc. Còn với nguồn điện trên 25A thì các tiếp điểm phụ sẽ được thiết kế không cố định và dễ dàng tháo ra khi không dùng đến.

Như vậy, tiếp điểm chính sẽ được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển (dùng để điều khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các công tắc tơ theo quy trình có sẵn).

Các loại công tắc tơ phổ biến nhất hiện nay

Công tắc tơ 1 pha

Công tắc tơ 1 pha được sử dụng 1 hoặc 2 cực tạo ra 1 tiếp điểm đóng/ngắt thiết bị. Thường được sử dụng trong nguồn điện 1 pha 220V hoặc 24V.

cong-tac-to-1-pha-chi-su-dung-duoc-dong-dien-thap

Công tắc tơ 1 pha chỉ sử dụng được dòng điện thấp

Công tắc tơ 3 pha

Công tắc tơ 3 pha là thiết bị được tích hợp 3 cực tạo thành 3 tiếp điểm đóng/ngắt khác nhau. Thường được sử dụng trong dòng điện xoay chiều AC 3 pha 220V/240V/380V/480V.

cong-tac-to-3-pha-da-dang-mau-ma

Công tắc tơ 3 pha đa dạng mẫu mã

Hướng dẫn cách đấu contactor 1 pha

Sơ đồ đấu dây công tắc tơ 1 pha

Đối với công tắc tơ 1 pha thì chỉ có 2 đầu dây là dây mát và dây lửa.

so-do-cach-dau-contactor-cua-cong-tac-1-pha

Sơ đồ cách đấu contactor của công tắc tơ 1 pha

Cách đấu công tắc tơ 1 pha

Nhìn vào sơ đồ phía trên, đầu tiên là ở điểm A1, ta sẽ nối bộ điều khiển ON/OFF (bật/tắt) với dây lửa (hay còn gọi là dây nóng), rồi nối chung với cổng số 3 của khởi động từ 1 pha.

Tiếp theo, ta nối cổng số 1 với dây mát (hay còn gọi là dây nguội), rồi nối chung với điểm A2.

Sau cùng, hai đầu ra của dây lửa và dây mát được nối ra tải.

Hướng dẫn cách đấu công tắc tơ 3 pha

Sơ đồ đấu dây công tắc tơ 3 pha

so-do-cach-dau-contactor-cho-cong-tac-to-3-pha

Sơ đồ cách đấu contactor cho công tắc tơ 3 pha

Cách đấu dây công tắc tơ 3 pha với các thiết bị hỗ trợ cầu dao MCCB 3P, relay quá tải, công tắc nút nhấn NO, NC

Để đảm bảo an toàn khi đấu dây contactor 3 pha động cơ, quý khách cần tiến hành vô hiệu hóa các thiết bị cũng như hoạt động của thiết bị.

Cầu dao tự động MCCB 3P

Cách đấu contactor 3 pha với bộ ngắt mạch 3 cực thường dùng để chuyển đổi nguồn cung cấp. Với cách đấu contactor này, quý khách có thể dễ dàng tắt nguồn bất cứ lúc nào. Cách đấu contactor chuẩn đều cần dùng đến CB, điều này giúp cho mạch điện đảm bảo được tính an toàn trong và sau khi đấu nối.

Relay nhiệt quá tải O/L

Để đảm bảo an toàn và không xảy ra tình trạng cháy nổ khi dòng điện cao đi qua động cơ thì cách đấu contactor cảm ứng relay quá tải là sự lựa chọn tốt nhất. Hiện nay có 2 loại relay phổ biến là loại nhiệt và điện tử.

Công tắc nút nhấn NO, NC

Khi thiết kế hệ thống dây của công tắc tơ thì công tắc nút nhấn dùng để bật/tắt động cơ. NC là biểu hiện đóng bình thường nằm trong mạch đóng. Còn NO là biểu hiện mở thông thường nằm trong mạch điện hở. Thông thường, để giúp người dùng dễ dàng phân biệt 2 nút này thì NC sẽ được hiển thị với nút đỏ, còn NO sẽ được hiển thị là nút màu xanh lục.

Trên đây là những thông tin về contactor, cách đấu contactor mà Đông Nguyễn Electric muốn đem lại cho quý khách. Cách đấu contactor sao cho chính xác, đúng quy trình, kỹ thuật là bước vô cùng quan trọng khi thiết kế mạch điện dân dụng hay dùng trong công nghiệp. Nếu quý khách vẫn còn thắc mắc về cách đấu công tắc tơ cũng như muốn tham khảo các thiết bị điện khác, hãy liên hệ trực tiếp cho Đông Nguyễn Electric để được tư vấn chi tiết nhất!

Danh mục sản phẩm

Cart 0Giỏ hàng zalo whatsapp Sản phẩm yêu thích
Yêu thích